Lịch sử Phân_tích_quang_phổ

chân dung Bunsenđèn khí do Bunsen chế tạo

Vào năm 1854 nhà hóa học Robert Bunsen người Đức đã phát minh ra ngọn đèn khí đốt bằng khí gas butan C4H10,[2] người ta thường gọi nó là đèn Busen, điều đặc biệt là khi đem các loại hóa chất, khoáng vật đốt trên ngọn đèn khí thì điều kì lạ xảy ra, ngọn lửa bị đổi màu, muối nhôm cho màu xanh lá cây, muối mangan cho màu tím, muối Natri cho màu vàng,... chính đặc tính đó đã làm cho Busen nghĩ rằng có thể phân tích thành phần hóa học của một chất qua màu ngọn lửa nhưng lại có một khó khăn khác nữa là bản thân của ngọn lửa đèn khí có màu nhuộm vàng ở giữa có màu lam nhạt gây cản trở việc phân tích.

Bunsen (phải) và Kirchoff (trái)

Nghe tin Bunsen đã chế tạo được một ngọn đèn khí đặc biệt định ứng dụng vào lĩnh vực phân tích hóa chất, nên nhà vật lý người Đức Gustav Robert Kirchhoff đã hợp tác với ông và thử quan sát ánh sáng mà các hợp chất này phát ra trên ngọn lửa đèn khí qua lăng kính tam giác làm màu sắc của hợp chất hiện rõ hơn nói chính xác hơn là tập hợp vạch có màu nhất định trong dải quang phổ giúp việc xác định thành phần của hợp chất rõ ràng hơn, do hai ông là người đầu tiên phát hiện ra phương pháp này nên Bunsen và Kirchhoff đã nhận được bằng phát minh cho thành công của họ qua phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nhiệt.[3]